Học luật cần giỏi môn gì ?

Học luật cần giỏi môn gì ?

Khi còn ở trên ghế nhà trường bạn phải băn khoăn với việc “muốn được làm sinh viên ngành luật thì phải giỏi môn gì?”. Và bây giờ khi bạn là một sinh viên luật câu hỏi của bạn vẫn là “là một sinh viên luật cần học giỏi môn gì?”. Nó như 1 vòng luẩn quẩn, đi hết vòng này đến vòng khác.
Theo như các bạn biết đấy, là một sinh viên ngành luật không phải dễ dàng, ngoài việc nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục. Ngoài những kỹ năng mềm bắt buộc phải có thì bạn cần chú trọng, tập trung một cách chuyên sâu vào các môn quan trọng với lĩnh vực mà mình học. Nó sẽ giúp bạn vừa có một kỹ năng mềm tốt, vừa có kiến thức vững chắc để hoàn thiện bản thân, và đó cũng sẽ là một yếu tố giúp bạn trở thành một luật sư giỏi trong mắt người khác. Sau đây là những môn học sẽ giúp bạn có một cái nền thật vững rất cần thiết cho sinh viên ngành luật.

1. Logic học.

GIÁO TRÌNH LOGIC HỌC ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
SÁCH GIÁO TRÌNH LOGIC HỌC ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Logic học là một khoa học nghiên cứu về tư duy, nghiên cứu về các quy luật và hình thức phổ biến của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Giúp làm sáng tỏ các điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của tư duy và một phương pháp luận lí tính chính xác. Môn học này sẽ giúp sinh viên phát triển và rèn luyện về mặt tư duy. Ngoài ra bạn sẽ biết rõ về những qui tắc, quy luật vốn có của nó.
Đối với logic học nó không quy định nhất định ở mọi ngành luật nào, mà nó quy định ở mọi ngành luật. Và đây là một môn học mà bắt buộc một người luật sư phải học để khi tham gia bất kì một phiên tòa hay một vụ việc nào bạn sẽ suy nghĩ và lập luận một cách chặt chẽ bằng những thông tin kiến thức có sẵn.

2. Luật hiến pháp

Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam đại học luật Hà Nội
Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam đại học luật Hà Nội

Luật hiến pháp là một môn học vô cùng quan trọng, giúp các bạn sinh viên nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản về luật hiến pháp Việt Nam. Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật và được đưa vào vào năm đầu tiên của những trường đào tạo luật. Nó là cơ sở để liên kết các ngành luật khác .
Ví dụ: luật hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó là những nguyên tắc chủ đạo xây dựng nên luật hành chính hay luật hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại và kinh tế.
Bên cạnh đó những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp là những nguyên tắc “bất di bất dịch”, nguyên tắc xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luật. Nên khi muốn hiểu các ngành luật khác một cách dễ dàng thì việc học luật hiến pháp là một điều bắt buộc và cần thiết.

3. Lý luận nhà nước và pháp luật

giáo trình lý luận chung nhà nước và pháp luật tái bản lần 4
giáo trình lý luận chung nhà nước và pháp luật tái bản lần 4

Lý luận nhà nước và pháp luật là bộ phận trong hệ thống các khoa học xã hội và có mối quan hệ với nhiều bộ môn khoa học, đặc biệt là với triết học, kinh tế chính trị. Ngoài ra lý luận về nhà nước và pháp luật cũng là một môn học có mối quan hệ mật thiết đối với chủ nghĩa xã hội khoa học, vì cả hai bộ môn này đều nghiên cứu sự phát triển của nhà nước và pháp luật trong từng thời kỳ xây dựng của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời lý luận nhà nước và pháp luật còn có mối quan hệ với các môn khoa học xã hội khác như: sử học, xã hội học. Nó luôn vận dụng các quan điểm của khoa học đó để giải thích các vấn đề nhà nước và pháp luật.
Về nhà nước và pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật là môn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận thức đúng đắn các vấn đề có tính bản chất, các quy luật của nhà nước và pháp luật. Đây là môn sẽ gây khó khăn cho sinh viên trong quá trình học luật nếu như các bạn không nắm rõ chúng. Tất cả  các kiến thức của môn học này sẽ là chìa khóa cho ra nhiều môn luật khác, và thường được đưa vào năm đầu tiên của các trường đào tạo luật.

4. Luật hành chính

Giáo trình luật hành chính đại học luật Hà Nội
Giáo trình luật hành chính đại học luật Hà Nội

Có thể nói đây là môn học được đánh giá là tương đối khó đối với sinh viên, vì tất cả kiến thức của môn học này đều có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn của bất kì ngành học nào chứ không chỉ riêng gì ngành luật.
Ngoài ra đối với luật hành chính thì nó có rất nhiều mối quan hệ trong các ngành luật khác nhau như :
-Luật hành chính và luật hiến pháp
-Luật hành chính và luật đất đai
-Luật hành chính và luật hình sự
-Luật hành chính và luật dân sự
-Luật hành chính và luật lao động
-Luật hành chính và luật tài chính
Ngoài ra luật hành chính chính là một môn học có những kiến thức cơ bản nhất và là các kiến thức cốt lõi để giúp các bạn sinh viên có thể học tốt rất nhiều môn luật khác nhau.

5. Luật dân sự

GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ TẬP 1
GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ TẬP 1

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, có đối tượng điều chỉnh rất rộng từ các mối quan hệ xã hội hợp đồng, gia đình, kinh doanh, ngoài hợp đồng,… đối với những sinh viên đã và đang theo ngành luật thì việc nắm rõ về những nguyên tắc và quy định của luật dân sự là điều cần thiết cho cả việc học lẫn công việc sau khi ra trường.

Mua sách giáo trình tại đây!

 

Bài viết liên quan