THUẾ – TAX 2021 (song ngữ Anh việt)
BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU – NHẬP KHẨU VÀ THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU
24 cột bao gồm: mã số, Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN PHIÊN BẢN 2017, MFN/WTO, ATIGA, ACFTA, AHKFTA, AKFTA, VKFTA, AANZFTA, AIFTA, VCFTA, AJCEP, VJEPA, VN- EAEU FTA, CPTPP, EVFTA, VAT được tổng hợp thống nhất trong cùng 1 bảng biểu.
Bảng giá tối thiểu để tính thuế hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu.
Giới thiệu Biểu thuế và bảng giá tối thiểu để tính thuế XK-NK 2021
Ngày 25/05/2020 Chính phủ đã ký Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (gọi tắt là Nghị định số 57/2020/NĐ-CP). Nghị định 57 ra đời rất kịp thời, cấu trúc lại một số nhóm hàng, phân nhóm hàng, chi tiết thêm một số dòng hàng mới, những thay đổi này mục đích là để phù hợp với sự phát triển công nghệ và trao đổi thương mại quốc tế, thực hiện các cam kết theo các công ước, hiệp ước nhằm bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh thế giới, kiểm soát hóa chất, vũ khí độc hại…
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN trong hoạt động sản xuất, thông qua chính sách ưu đãi thuế linh kiện ô tô, bổ sung chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu sản xuất sản phẩm CNHT cho ngành ô tô sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào cho các sản phẩm CNHT của Việt Nam góp phần tăng quy mô thị trường sản xuất trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao sức cạnh tranh với xe nhập khẩu, hạn chế tác động của việc xoá bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN, đảm bảo tính ổn định của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi trong điều kiện thực hiện các cam kết WTO, đồng thời có mức độ linh hoạt nhất định để có thể điều hành trong phạm vi cho phép và không trái với quy định của WTO.
Danh mục biểu thuế NK ban hành kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP, gồm 10.813 dòng hàng ở cấp độ 08 chữ số, tăng 1.255 dòng so với danh mục hàng hóa XNK 2012 (giữ nguyên mô tả và mã hàng của 7.810 dòng, gộp 682 dòng; tách mã, chuyển mã và bổ sung dòng hàng mới 2.321 dòng). Biểu thuế xuất khẩu nhập khẩu mới đã khắc phục một số bất cập trong thực tế như tránh mức thuế suất chênh lệch quá lớn, khắc phục bất hợp lý về mức thuế suất giữa nguyên liệu, phụ tùng linh kiện và thành phẩm, xây dựng mức thuế suất giống nhau đối với các mặt hàng có tính chất tương tự để hạn chế gian lận thương mại. Tính đến thời điểm hiện tại, về cơ bản hầu hết các mặt hàng đã thực hiện cắt giảm toàn bộ theo cam kết WTO, phần lớn các Hiệp định thương mại (FTAs) đã bước sang giai đoạn cắt giảm sâu và đạt đến mức độ xóa bỏ thuế quan. Theo đó, nhiều nhóm mặt hàng có cam kết lộ trình giảm thuế nhanh và thấp hơn nhiều so với mức cam kết WTO cũng như mức thuế MFN hiện hành.
Việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc như đã nêu trên với những điều chỉnh phù hợp, tiếp tục phát huy tốt vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khuyến khích tối đa cho xuất khẩu, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được và đáp ứng yêu cầu tiêu dùng.
Hầu hết các mặt hàng phù hợp với yêu cầu bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn, phù hợp với cam kết quốc tế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế qua từng thời kỳ. Thị trường hàng hóa đã thực sự được mở cửa thông qua các cam kết cắt giảm thuế Nhập khẩu với WTO và trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- Hồng Kông Trung Quốc ASEAN-Hàn Quốc, Việt Nam -Hàn Quốc , ASEAN- JAPAN, ASEAN-Úc-Niu Di-lân, ASEAN-Ấn Độ, Việt NamNhật Bản, Việt Nam-Chi lê, Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu và các nước thành viên, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Xuất phát từ thực tế tra cứu và thực hiện các nghiệp vụ khai báo thuế và kê khai hải quan của doanh nghiệp, để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và tận dụng mức thuế suất ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt khi nhập khẩu hàng hoá từ các thị trường này, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn sách “Thuế-Tax 2021- Biểu thuế xuất khẩu – nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu”.
Cuốn sách được tổng hợp từ những qui định:
– Biểu thuế xuất khẩu – nhập khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu thông thường
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong phạm vi ASEAN (ATIGA /AFTA).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – CHÍNH SÁCH THUẾ BỘ TÀI CHÍNH 154 | P a g e Trung Quốc (ACFTA).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc (AHKFTA)
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEANJAPAN (AJCEP).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt NamNhật Bản (VJEPA).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Ấn độ (AIFTA).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại Tự do Việt Nam – Chi lê (VCFTA).
– Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam và Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các nước thành viên. (VN-EAEU FTA)
– Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019 – 2022 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. (CPTPP).
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu giai đoạn 2020 – 2022 (EVFTA) – Thuế GTGT đối với hàng hoá Nhập khẩu … thành một tài liệu thống nhất.
Ngoài phần mô tả hàng hóa, Biểu thuế mới còn ban hành cả chú giải cho từng phần, chú giải cho từng chương, chú giải bổ sung (Supplementary explanatory notes – SEN) đối với một số mặt hàng đặc trưng với những mô tả cụ thể. Đây là những chú giải bắt buộc phải sử dụng để xác định phạm vi hàng hóa nhập khẩu được phân loại hoặc được loại trừ trong từng phần và chương đó, làm cơ sở quan trọng cho việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cuốn “Thuế – Tax 2021, Biểu thuế xuất khẩu – nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu” được biên soạn một cách khoa học, tiện lợi và chính xác, tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tắc phân loại HS của WCO, tiêu chuẩn danh mục AHTN phiên bản 2017, là tài liệu tham khảo phù hợp với yêu cầu quản lý và thực hiện các nghiệp vụ của cán bộ thuế, cán bộ hải quan và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nước. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ là một công cụ tích cực hỗ trợ hiệu quả cho cán bộ thuế, cán bộ hải quan trong quá trình thao tác nghiệp vụ và doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Nhà sách tài chính xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Thuế TAX 2021 – Biểu Thuế Xuất Khẩu – Nhập Khẩu Và Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu (Song Ngữ Anh – Việt)
Khổ 24x32cm số trang 1528 trang giá bìa 860.000 đ
Website : https://sachtaichinh.org
Phuong Nam –
các bạn tìm hiểu các mã thuế mới nhé