Tư liệu văn hiếnThăng Long – Hà Nội: Tuyển tập Địa chí
Kể từ khi vua Lý Công Uẩn xuống chiếu dời đô về Thăng Long (1010), đến nay Thủ đô của chúng ta đã ngót 1000 năm tuổi. Trong gần 10 thế kỷ ấy, Thăng Long – Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi về mọi mặt, đặc biệt về phương diện địa lý. – Một khối lượng đồ sộ thư tịch, bi ký Hán Nôm viết về Thăng Long – Hà Nội hiện còn lưu trữ tại các thư viện lớn. Trong kho thư tịch cổ có một mảng tư liệu đặc biệt quý giá dùng để nghiên cứu địa lý lịch sử, diên cách địa danh và nhiều mặt khác của Hà Nội: đó là các sách địa chí. Sách địa chí ghi chép nhiều lĩnh vực như: địa danh, diên cách, thành trì, núi sông, danh lam cổ tích, nhân vật, đường xá, bến đò v.v…, trong đó có một số quyển kê được tên địa danh đến cấp thôn xóm.
Đây là công trình dịch chú hầu hết tư liệu Hán Nôm hiện còn viết về địa chí Hà Nội, nhằm cung cấp cho người nghiên cứu cũng như độc giả những tư liệu gốc về Thăng Long – Hà Nội xưa ở 6 mảng:
+ Sự thay đổi địa dư của Thăng Long – Hà Nội. + Sự thay đổi địa danh
+ Lớp địa danh đến cấp phường, xã, thôn đời Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái và các tài liệu lưu trữ ghi đến năm 1932. Đây là nguồn tư liệu hết sức quý giá và cần thiết để nghiên cứu diên cách địa danh đến từng phường xã thôn của Hà Nội trong thời gian hơn một thế kỷ.
+ Thành Thăng Long thời Lê, Hoàng thành thời Nguyễn.
+ Tên và vị trí 17/21 cửa ô; tên 55 phố thuộc nội thành đầu thế kỷ XX, đặc biệt quý là tên Nôm và mặt hàng bán đặc trưng của các phố.
+ Các núi sông, di tích v.v… ngoài giá trị văn hoá, lịch sử thì vị trí của chúng còn có giá trị trong việc góp phần giúp các nhà nghiên cứu xác định vị trí Hoàng thành và các kiến trúc liên quan đến thành Thăng Long xưa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.