Sách Giáo trình luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam đại học luật Hà Nội
1. Giới thiệu tác giả
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trường đại học Luật Hà Nội) do tập thể các tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội biên soạn.
Chủ biên: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn
Tập thể tác giả:
PGS.TS. HOàng Thị Minh Sơn
TS. Phan Thị Thanh Mai
PGS.TS. Trần Văn Độ
TS. Vũ Gia Lâm
PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên
TS. Nguyễn Hải Ninh
TS. Mai Thanh Hiếu
ThS. Hoàng Văn Hạnh
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trường đại học Luật Hà Nội)
Tác giả: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên)
Nhà xuất bản Công an nhân dân
3. Tổng quan nội dung sách
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2018. Với mục tiêu xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự thực sự khoa học, tiến bộ có tính khả thi cao, là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 kế thừa những quy định còn phù hợp trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung, xây dựng nhiều quy định mới phù hợp với những yêu cầu thực tiễn của nước ta.
Bộ luật Tố tụng hình sự là căn cứ pháp lý quan trọng nhất quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan của thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm… việc nắm vững các nội dung cơ bản trên là hết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật, mỗi sinh viên, học viên của Trường Đại học Luật Hà Nội – những người đang nghiên cứu về các ngành luật nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng.
Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên, học viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạn và chỉnh sửa, bổ sung Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở kế thừa các giáo trình đã được xuất bản trước đây. Giáo trình do PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn làm chủ biên và nhóm tác giả bao gồm các phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn trong các cơ quan bảo vệ pháp luật tham gia biên soạn.
Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam được biên soạn dựa trên cơ sở lý luận thống nhất, các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và những văn bản pháp luật khác về tố tụng hình sự đã được ban hành.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của Luật Tố tụng hình sự
Chương I. Khái quát về luật tố tụng hình sự Việt Nam
- Luật tố tụng hình sự – một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Nguồn của luật tố tụng hình sự
- Hiệu lực của bộ luật tố tụng hình sự
- Luật tố tụng hình sự – một ngành khoa học
- Luật tố tụng hình sự – một môn học
Chương II. Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự
- Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự
- Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự
Chương III. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và việc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Chương IV. Người tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
- Người tham gia tố tụng
- Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Chương V. Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự
- Cơ sở lý luận của chứng cứ và chứng minh
- Chứng cứ trong tố tụng hình sự
- Chứng minh trong tố tụng hình sự
Chương VI. Biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế khác
- Biện pháp ngăn chặn
- Biện pháp cưỡng chế khác
Phần thứ hai: Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự
Chương VII. Khởi tố vụ án hình sự
- Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự
- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
- Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
- Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
- Trình tự khởi tố vụ án hình sự
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Chương VIII. Điều tra vụ án hình sự
- Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra vụ án hình sự
- Những quy định chung về điều tra
- Các hoạt động điều tra
- Tạm đình chỉ điều tra, kết thúc điều tra và phục hồi điều tra
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra
Chương IX. Truy tố
- Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn truy tố
- Những quy định chung
- Quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố
Chương X. Xét xử sơ thẩm
- Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án
- Những quy định chung về xét xử vụ án hình sự và thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm
- Chuẩn bị xét xử
- Trình tự xét xử vụ án tại phiên tòa
- Những việc cần phải làm sau khi kết thúc phiên tòa
Chương XI. Xét xử phúc thẩm
- Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của xét xử phúc thẩm
- Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
Chương XII. Thi hành bản án, quyết định của tòa án
- Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của thi hành bản án, quyết định của tòa án
- Những quy định chung về thi hành bản án, quyết định của tòa án
- Một số thủ tục về thi hành án tử hình, thi hành án phạt tù và xóa án tích
Chương XIII. Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
4. Đánh giá bạn đọc
Trong cuốn sách các tác giả đã trình bày những vấn đề chung của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, gồm: khái quát về Luật Tố tụng hình sự; nhiệm vụ, các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; người tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;… Phân tích cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự: khởi tố, điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; thi hành bản án, quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ công tác giảng dạy và học tập hiệu quả bộ môn Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Cuốn sách cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc quan tâm nghiên cứu lĩnh vực tố tụng hình sự Việt Nam.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của SÁCH GIÁO TRÌNH sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trường đại học Luật Hà Nội) “.