3. Tổng quan nội dung sách

Pháp luật Cộng đồng ASEAN là một môn học quan trọng trong hệ thống các môn học thuộc chương trình đào tạo luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay.

Đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức lý luận cơ bản về Pháp luật Cộng đồng ASEAN về diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), hợp tác quốc phòng, tương trợ tư pháp hình sự, hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN; Khu vực thương mại tự do ASEAN, khu vực đầu tư ASEAN, tự do hóa dịch vụ và lao động lành nghề; thu hẹp khoảng cách phát triển, xóa đói giảm nghèo, phát triển con người, xã hội và đảm bảo bền vững môi trường, tạo dựng bản sắc ASEAN; hợp tác ngoại khối; cơ chế giải quyết tranh chấp; thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam, vai trò của ASEAN trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo chủ quyền quốc gia và chủ trương, định hướng hội nhập ASEAN của Việt Nam.

Cuốn giáo trình Pháp luật cộng đồng Asean của Trường Đại học luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1: Nhập môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

1. Khái quát về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2. Khái quát về cộng đồng ASEAN và khái niệm pháp luật cộng đồng ASEAN

Chương 2: Luật cộng đồng chính trị – an ninh ASEAN

1. Khái quát về cũng đông chính trị – an ninh ASEAN

2. Mô hình liên kết

3. Diễn đàn khu vực ASEAN

4. Hợp tác quốc phòng

5. Tương trợ tư pháp hình sự và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Chương 3: Luật cộng đồng kinh tế ASEAN

1. Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN

2. Mô hình liên kết của SEC

3. Tự do hóa thương mại hàng hóa

4. Tự do hóa thương mại dịch vụ

5. Khu vực đầu tư ASEAN

Chương 4: Luật cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN

1. Khái quát về cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN

2. Mô hình liên kết của ASCC

Chương 5: Điều chỉnh pháp lí hợp tác ngoại khối của ASEAN

1. Khái quát

2. Cơ chế hợp tác ngoại khối của ASEAN

3. Khuôn khổ hợp tác ngoại khối của ASEAN

4. Vai trò và định hướng trong hợp tác ngoại khối của ASEAN

Chương 6: Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

1. Khái quát

2. Cơ chế giải quyết tranh chấp chính trị-an ninh của ASEAN

3. Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế-thương mại của ASEAN

4. Một số nhận xét, đánh giá về cơ chế và thực tiễn giải quyết tranh chấp của ASEAN

Chương 7: Quan hệ Việt Nam – ASEAN

1. Quan hệ Việt Nam-ASEAN giai đoạn 1967 – 1995 (Việt Nam gia nhập ASEAN)

2. Quan hệ Việt Nam-ASEAN giai đoạn 1995 – 2003 (Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thành viên ASEAN)

3. Quan hệ Việt Nam-ASEAN từ năm 2003 đến nay (Việt Nam tham gia xây dựng cộng đồng ASEAN)

4. Cơ hội, thách thức và định hướng hội nhập ASEAN của Việt Nam